KHUYẾN CÁO PHÒNG NGỪA DỊ ỨNG TIÊN PHÁT QUA DINH DƯỠNG

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

1. Một số định nghĩa

– Phòng ngừa tiên phát: là phòng ngừa trên trẻ khoẻ mạnh, chưa có biểu hiện dị ứng (3)

– Nguy cơ dị ứng cao: trẻ nhũ nhi hay trẻ lớn có ít nhất 1 cha mẹ hoặc anh chị em ruột có tiền căn bệnh lý dị ứng (dị ứng thức ăn, viêm da cơ địa, hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng).

2. Khuyến cáo

2.1. Mẹ kiêng cữ các thực phẩm dễ gây dị ứng

Việc kiêng cữ các thức ăn dễ gây dị ứng trong giai đoạn mang thai và cho con bú là không cần thiết. Các thức ăn dễ gây dị ứng: sữa bò, đậu nành, trứng, bột mì, đậu phộng và các loại hạt cây, cá và sò. Với các bà mẹ đã biết dị ứng với thực phẩm và cần kiêng khem thì phải xin ý kiến tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng.

2.2. Bú mẹ để phòng ngừa tiên phát

Bú mẹ hoàn toàn được khuyến cáo ít nhất trong 6 tháng đầu đời.Các bằng chứng cho đến nay về vai trò của nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (NCBSMHT) trong phòng ngừa dị ứng tiên phát:

– Có thể giảm tần suất viêm da cơ địa ở trẻ dưới 2 tuổi.

– Giảm khởi phát khò khè sớm ở trẻ dưới 4 tuổi (nhưng không nhất thiết giảm hen suyễn).

– Giảm tần suất dị ứng đạm sữa bò trong 2 năm đầu đời (nhưng không hẵn giảm nguy cơ dị ứng thức ăn nói chung).

– Vai trò của  trên viêm mũi dị ứng còn chưa rõ ràng.

2.3. Chọn sữa công thức trong giai đoạn nhũ nhi cho phòng ngừa dị ứng tiên phát

Với các bé có nguy cơ dị ứng cao không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, công thức thuỷ phân  có thể được cho để phòng ngừa viêm da dị ứng.

– Sữa đạm thủy phân một phần (partially hydrolyzed formula – pHF) và sữa đạm thủy phân hoàn toàn (extensively hydrolyzed formula – eHF) có thể có hiệu quả phòng ngừa viêm da dị ứng khi được dùng trong 6 tháng đầu đời thay cho công thức có đạm sữa bò nguyên vẹn.

– Các bằng chứng về vai trò của sữa công thức đạm đậu nành và sữa công thức acid amin trong phòng ngừa dị ứng là không đáng kể.

– Không có bằng chứng về việc dùng sữa công thức để thay cho sữa mẹ trong phòng ngừa dị ứng.

– Các công thức thuỷ phân có thể giúp giảm nguy cơ viêm da dị ứng gồm whey pHF, whey/casein pHF và casein eHF.

2.4. Cách ăn dặm để phòng ngừa dị ứng tiên phát

Ăn dặm có thể được cho trong khoảng 6 tháng tuổi, khi trẻ đã có thể ngồi với sự hỗ trợ và tự điều khiển cổ tốt. Hầu hết các tài liệu nhi khoa đều khuyến cáo bắt đầu ăn dặm trong khoảng 6 tháng tuổi với mỗi loại thức ăn mới ăn trong 3-5 ngày.

– Không cần trì hoãn các thức ăn có vị chua (cam, cà chua, …) và rau củ có thể gây phát ban hay kích ứng từng đợt vì các loại thực phẩm này thường không gây ra phản ứng toàn thân.

– Sữa bò tươi không nên dùng như thức ăn chính cho trẻ dưới 1 tuổi vì sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và hàm lượng sắt thấp. Đạm sữa bò dưới dạng sữa công thức, yaourt và phó mát có thể cho trẻ dùng trước 1 tuổi.

– Các loại hạt không nên ăn nguyên hạt vì liên quan đến nguy cơ hít sặc. Đậu phộng và các loại hạt cây dưới dạng bơ hay các dạng khác có thể sử dụng cho trẻ.

Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng có thể giới thiệu cho trẻ một khi trẻ đã ăn một số thức ăn thông thường và dung nạp tốt.

– Ngày càng có nhiều số liệu cho thấy việc trì hoãn các thức ăn đặc, đặc biệt là thực phẩm dễ gây dị ứng, có thể làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn hoặc bệnh chàm.

– Các số liệu gần đây cũng cho thấy việc giới thiệu sớm các loại thực phẩm dễ gây dị ứng có thể giúp phòng ngừa dị ứng thức ăn ở trẻ nhũ nhi và trẻ lớn.

Hướng dẫn cho phụ huynh các giới thiệu các thực phẩm dễ gây dị ứng theo cách sau:

– Giới thiệu các thực phẩm dễ gây dị ứng sau khi các thức ăn khác đã được ăn và dung nạp tốt.

– Cho trẻ thử các thực phẩm dễ gây dị ứng lần đầu tại nhà, thay vì ở nhà trẻ hay nhà hàng.

Ghi chú: Báo cho phụ huynh biết là một số thực phẩm, ví dụ đậu phộng, có thể có phản ứng ngay ở lần đầu tiên tiếp xúc.

– Tăng dần số lượng thực phẩm dễ gây dị ứng nếu không có phản ứng gì xảy ra.

– Giới thiệu thực phẩm khác theo tần suất mỗi loại ăn 3-5 ngày nếu không có phản ứng gì xảy ra.

☆ Khuyến cáo: Xin ý kiến chuyên gia dị ứng/miễn dịch trong việc lên kế hoạch ăn dặm nếu rơi vào một trong những tình huống sau:

– Trẻ bị viêm da cơ địa trung bình hoặc nặng bất chấp đã điều trị tối ưu.

– Trẻ đã từng có phản ứng dị ứng tức thời với thức ăn hoặc biết là dị ứng với thực phẩm nào đó, vì điều đó sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng với các thực phẩm khác.

– Trẻ có anh em bị dị ứng với đậu phộng.

– Hoặc trẻ có IgE đặc hiệu dương tính với một loại thức ăn nào đó chưa được giới thiệu, hoặc IgE đặc hiệu âm tính bất chấp bệnh sử thấy có dị ứng rõ ràng. Ghi chú: Việc làm test IgE đặc hiệu với thức ăn trên, trẻ không có tiền sử phản ứng dị ứng hoặc triệu chứng của dị ứng khác là không được khuyến cáo.

Bs Đinh Thái Bình

Tài liệu tham khảo

  1. Fleisher DM et al., Primary prevention of allergic disease through nutritional interventions: Guidelines for healthcare professionals, J Allergy Clin Immunol: In Practice 2013;1:29-36.
  2. Muraro A et al., EAACI food allergy and anaphylaxis guidelines. Primary prevention food allergy, Allergy 2014;69:590-601.
  3. EAACI Food Allergy and Anaphylaxis Guidelines. Primary prevention of food allergy
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •